Các Nước Châu Á đón Tết Trung Thu như thế nào?

Bên cạnh Tết Nguyên Đán thì Trung Thu có lẽ cũng là dịp lễ rất được trông đợi trong năm. Từ người già cho tới trẻ nhẻ, ai cũng cũng mang trong mình những kỉ niệm; những câu chuyện gắn liền với ngày đoàn viên ấm áp này. Nhưng bạn biết không, Trung Thu không chỉ là niềm háo hức của riêng người Việt Nam. Dạo một vòng quanh châu Á, bạn sẽ thấy ngày tết Trung Thu mang nhiều màu sắc thú vị hơn những gì chúng ta vẫn tưởng.

 

Màu của Trung Thu.

Màu của Trung Thu. -Ảnh: htbinh68

 

NHẬT BẢN

Dù không còn đứng trong hàng ngũ của những quốc gia sử dụng lịch âm tuy nhiên với người Nhật Bản; Trung thu vẫn là một dịp lễ rất được coi trọng và đặc biệt ý nghĩa. Trung Thu của Nhật Bản được gọi là Otsukimi tức là Lễ ngắm trăng. Ngày lễ này được hưởng ứng và tổ chức khá “linh đình” tại Nhật Bản. Nó không chỉ là dịp người dân có cơ hội vui chơi mà còn là cách mà người Nhật giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của mình.

 

Sự tinh tế và tỉ mỉ của Trung Thu Nhật Bản

Sự tinh tế và tỉ mỉ của Trung Thu Nhật Bản -Ảnh: rwsentosablog

Trong ngày Otsukimi này, người Nhật có thói quen bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một kệ gỗ, ngày bên cạnh đó có đặt bình cỏ Susuki. Vừa nhâm nhi bánh, người Nhật sẽ vừa cùng nhau ngắm trăng. Otsukimi của Nhật không có chị Hằng mà chỉ xuất hiện hình ảnh thỏ ngọc. Đây cũng là một điểm khác biệt văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam cũng như một vài nước châu Á khác.

 

Thức bánh truyền thống trong lễ Trung Thu của người Nhật.

Thức bánh truyền thống trong lễ Trung Thu của người Nhật. -Ảnh: thoidai.com.vn

Trong dịp lễ, trẻ con sẽ được mua cho đèn lồng cá chép. Chúng cũng có lễ hội rước đèn. Đối với người Nhật, họ quan niệm cá chép là biểu trưng cho lòng can đảm, điều này đặc biệt ý nghĩa đối với các bé trai. Nếu ai có dịp ghé thăm Nhật Bản vào dịp Trung Thu, chắc chắn bạn sẽ rất thích thú trước không khí lễ hội ở nơi này.

 

Đèn lồng cá chép

Đèn lồng cá chép. -Ảnh: sungroup.com.vn

HÀN QUỐC

Tết Trung thu là một trong hai ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc. Với người Hàn, Trung Thu không chỉ là dịp đoàn viên, tặng quà cho các thành viên trong gia đình mà còn là thời điểm để mọi người cùng nhau tảo mộ và nhớ về tổ tiên bằng những thứ hoa quả và ngũ cốc mới thu hoạch.

 

Mâm cúng Trung Thu của người Hàn.

Mâm cúng Trung Thu của người Hàn. -Ảnh: zooyeon

Tết Trung Thu của Hàn kéo dài tới 5 ngày; thậm chí người phương Tây còn gọi Trung Thu Hàn với cái tên “Korean Thanksgiving Day” tức là Lễ Tạ ơn của người Hàn. Vì muốn tận hưởng dịp lễ trọn vẹn, nên hầu hết các công ty; cửa hiệu đều ngừng hoạt động, đủ hiểu người Hàn coi trọng Trung Thu đến nhường nào.

 

Bánh Trung Thu của người Hàn

Bánh Trung Thu của người Hàn. -Ảnh: blog.enter6.co.kr

TRUNG QUỐC

Không thể phủ nhận rằng, Trung Thu của Việt Nam có sự ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi Trung Thu, hoặc là Trọng Thu hay Nguyệt Tịch, Tiết Đoàn Viên. Dù dưới cái tên nào đi chăng nữa thì người Trung Quốc vẫn vô cùng trân trọng ngày lễ Trung Thu mỗi năm.

 

Những thói quen của Trung Thu.

Những thói quen của Trung Thu. -Ảnh: XinhuaREX

Sự rộng lớn của Trung Quốc khiến những người con xa quê càng ý thức rõ hơn về thời khắc xum vầy. Từ khắp nơi, những đứa con trở về bên cha mẹ, ăn bữa cơm đoàn viên. Cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bánh, ngắm trăng, uống trà; chơi đèn lồng và xem múa rồng lửa. Không thể phủ nhận, tầng lớp văn hóa dày và đặc sắc của Trung Quốc được thể hiện rất nhiều trong ngày lễ này.

 

Hương vị Trung Thu Trung Quốc

Hương vị Trung Thu Trung Quốc. -Ảnh: attractchina

CAMPUCHIA

Khác với nhiều nước châu Á, lễ hội ngắm trăng của người Cam diễn ra vào tận rằm tháng 10 âm lịch. Họ gọi đó là lễ hội Ok Om Pok. Lễ hội này được tổ chức vào ban đêm và thường thì mọi người sẽ cùng nhau thả đèn lồng. Mỗi chiếc đèn được thắp sáng, thả lên trời sẽ lời tâm nguyện đến mặt trăng với những ước mơ và niềm hi vọng một cuộc sống viên mãn.

 

Màu sắc trung thu Campuchia.

Màu sắc trung thu Campuchia. -Ảnh: noodlies

MALAYSIA

Với người Malaysia, Tết Trung Thu được đánh dấu bằng Lễ hội lồng đèn và Lễ hội bánh Trung Thu. Nó được xem là sự thời khác kết thúc mùa thu hoạch cũng như là biểu tượng cho sự hòa bình và thịnh thượng. Người Malaysia thả rất nhiều đèn lồng lên trời. Đến Malaysia đúng dịp Trung Thu diễn ra; du khách sẽ được chiêm ngưỡng những khung cảnh vô cùng đẹp mắt và kỳ diệu.

 

Trung Thu của tuổi thơ Malaysia.

Trung Thu của tuổi thơ Malaysia. -Ảnh: News.cn

SINGAPORE

Người Singapore cũng giữ cho mình một Trung Thu rất ý nghĩa. Nhân ngày lễ này, họ liên lạc, hỏi thăm và gửi lời chúc cũng như bánh Trung Thu tới cho người thân và họ hàng. Họ trang trí phố xa tập nập và rực lỡ. Lồng đèn đủ sắc màu được treo trên đường phố. Không khí cổ truyền; vui tươi bao trùm lấy quốc gia xinh đẹp này.

 

Trung Thu trên đất Singapore.

Trung Thu trên đất Singapore. -Ảnh: test1.thkms.org.sg

THÁI LAN

“Lễ câu trăng” là cái tên người Thái dùng để gọi cho Trung Thu. Từ người già cho tới người trẻ, họ sẽ cùng nhau ngồi quây quần bên bà thờ Quan Thế Âm và Bát Tiên để xin những điều tốt đẹp đến với người thân, gia đình. Trên bàn thờ, họ bày trái đào và bánh Trung Thu với niềm tin Bát Tiên sẽ giúp mang đào dâng lên Quan Âm và các vị thần tiên sẽ ban phước cho mọi nhà. Người Thái còn một thói quen khác trong dịp lễ Trung Thu đó là ăn bưởi. Với người Thái, quả bưởi là thử quả tượng trưng cho sự sum vầy, viên mãn.

 

Thái Lan và đêm Trung Thu kỳ diệu

Thái Lan và đêm Trung Thu kỳ diệu. -Ảnh: thebeautyoftrave

Phương Đông, cái nôi của nền văn hóa rất truyền thống, rất nhân văn. Có rất nhiều quốc gia châu Á xem Trung Thu là một ngày lễ đặc biệt như Việt Nam. Hương Sạch Tân Nguyên mong rằng, mỗi người trong chúng ta sẽ có cơ hội đi nhiều hơn nữa; trải nghiệm nhiều hơn nữa để có cơ hội được tận mắt trông thấy và cùng tham gia vào những lễ hội Trung Thu vô cùng đặc sắc trên khắp mọi miền.

Iki Oleo – Mytour.vn

Trả lời