Ý nghĩa của bông hồng cài áo dịp lễ Vu Lan

Cứ đến mùa Vu lan, hầu hết người Việt Nam; dù ở bất cứ nơi đâu, cũng đều được dự lễ “Bông Hồng cài áo”; để tưởng nhớ công ơn của Mẹ; dù còn hiện tiền hay không còn lưu dấu. 

“Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo; và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ; anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa; nhớ thương không quên mẹ; dù Người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ; và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ; kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa”. (Tản văn “Bông hồng cài áo” của Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh).

Lễ cài bông hồng trong dịp Vu Lan được xem là một buổi lễ báo hiếu quan trọng đối với những người con Phật. Tuy nhiên, buổi lễ này không phải chỉ dành cho Phật tử mà tất cả mọi người không theo đạo vẫn có thể tham dự.

Lễ cài bông hồng lên áo đã như là một lễ hội đối với người Việt nói chung và giới Tăng Ni Phật tử nói riêng; cho dù bạn có là Phật tử hay chưa phải là Phật tử bạn cũng được tham dự; và được cài bông hồng, đó là giá trị tinh thần và giá trị văn hoá; giáo dục cao. Đã là lễ hội vậy nó có từ lúc nào? Tại sao lại là bông hồng mà không là loại bông hoa nào khác?

Vào những năm cuả thập niên 60 ở thế kỷ trước; cài bông hồng trong một dịp kết thúc khoá tu do Hoà thượng Thích Nhất Hạnh tổ chức; theo Ngài là có một ý nghĩa đền đáp “Tứ ân” và để nhắc nhở với đại chúng trong lúc tham dự; về sự biết ơn, báo ơn nhằm hoá giải những oán kết giữa con người với vạn loại trong cuộc sống vốn có nhiều mối ràng buộc chằng chịt với nhau; đó cũng chính là tông chỉ của tình thương và hoà hợp.

Tấm lòng đẹp thì hoa gì cũng đẹp, tấm lòng đã không đẹp thì hoa lưu ly cũng vậy thôi.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet

Trả lời